Bộ lưu điện UPS Santak TG500

Những điều cần biết về UPS



UPS (Uninterruptible Power Supply) hay bộ lưu điện là thiết bị có thể cung cấp điện năng trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế nhằm duy trì hoạt động của máy tính hoặc thiết bị điện khi điện lưới gặp sự cố.

Bài viết giới thiệu với bạn đọc khái niệm, cơ chế hoạt động của hai dòng sản phẩm UPS Offline và Online nhằm giúp bạn đọc có sự lựa chọn phù hợp.

Khái niệm

Nguyên tắc hoạt động của UPS dựa trên việc biến đổi điện áp một chiều từ ắc quy sang dòng điện xoay chiều phù hợp với yêu cầu của máy tính. Ngoài chức năng chính là bộ lưu điện dự phòng thì một số UPS còn được bổ sung những chức năng khác như tự động ổn áp, ổn tần, chống xung, lọc nhiễu hoặc chống sét lan truyền.

Phân loại UPS

Dựa trên nguyên tắc hoạt động, UPS được phân thành 2 dòng sản phẩm chính là Offline và Online. UPS Offline cung cấp dòng điện đầu ra dạng sóng gần sin, dòng Online với công nghệ chuyển đổi kép trực tuyến (Online Double Conversion), cung cấp dòng điện đầu ra dạng sóng sin chuẩn. Bên cạnh đó, dòng UPS Offline cũng phân thành 2 nhánh là Offline tiêu chuẩn và Offline cải tiến với công nghệ Line Interactive.

UPS Offline

UPS Offline tiêu chuẩn là dòng sản phẩm phổ dụng nhất trên thị trường hiện nay và có giá rẻ hơn so với UPS Offline hỗ trợ công nghệ Line Interactive. Nguyên tắc hoạt động của UPS Offline tiêu chuẩn là điện lưới đầu vào đi qua công tắc chuyển mạch trước khi cấp cho tải sử dụng. UPS lúc này chỉ sử dụng bộ sạc (charger) để nạp đầy điện cho ắc quy. Trường hợp điện lưới không ổn định (quá cao, quá thấp hoặc mất điện) thì UPS sẽ tự động chuyển mạch (thông qua rơ-le), dùng nguồn từ ắc quy cấp cho thiết bị để duy trì hoạt động.

nguyên tắc hoạt động :

– Ở trạng thái lưới điện ổn định thì nguồn tiêu thụ sử dụng điện trực tiếp của lưới điện.
– UPS lúc này chỉ sử dụng một bộ nạp (charger) để nạp điện một cách tự động cho ắc quy mà thôi.
– Khi điện áp lưới điện không đảm bảo (quá cao, quá thấp) hoặc mất điện thì lúc này mạch điện chuyển sang dùng điện cung cấp ra từ ắc quy và bộ inverter..

Nhược điểm: Thời gian chuyển mạch từ khi sự cố điện lưới cho đến khi nguồn pin cung cấp cho thiết bị tiêu thụ. Hiểu một cách đơn giản thế này: Công tắc ngắt điện khỏi nguồn lưới để chuyển sang dùng điện từ pin phải đảm bảo khi ngắt hoàn toàn ra khỏi lưới điện mới được phép cung cấp điện từ bộ inverter (trên thực tế thì các UPS này có đến hai “công tắc chuyển mạch” kiểu như trên dược điều khiển cùng lúc – trong kỹ thuật thường gọi là “rơ le”) bởi nếu không dòng điện cung cấp từ pin sẽ phải cấp cho cả lưới điện địa phương – và cũng như máy phát điện, hệ thống sẽ hư hỏng vì quá tải

Thiết kế của dòng UPS Offline chỉ thích hợp để sử dụng cho những thiết bị văn phòng và máy tính; những thiết bị có tính chất tải thuần trở. Thời gian chuyển mạch chậm của dòng UPS Offline khá chậm, khoảng 10 ms (mili giây) và không thể mở rộng thời gian lưu điện bằng ắc quy lưu điện gắn trong và cả gắn ngoài. Riêng với UPS Offline tiêu chuẩn không hỗ trợ chức năng ổn áp.

UPS Online

Khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của dòng UPS Offline, dòng UPS Online với công nghệ Online Double Conversion giúp loại bỏ những sự cố của điện lưới do điện áp đầu vào luôn được điều chế trước khi cấp cho tải sử dụng. Nguồn điện lưới không cung cấp trực tiếp cho thiết bị mà được biến đổi thành dòng điện một chiều nạp cho ắc quy và bộ nghịch lưu (Inverter). Bộ nghịch lưu sẽ tiếp tục biến đổi dòng một chiều nhận được thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Như vậy có thể thấy rằng khi lưới điện xảy ra bất kỳ sự cố nào thì thiết bị của bạn vẫn luôn được an toàn.

Dòng UPS Online thường được thiết kế với công suất lớn, có thể mở rộng thời gian lưu điện bằng ắc quy lưu điện gắn trong lẫn gắn ngoài nên ngoài những thiết bị có tính chất tải thuần trở như thiết bị văn phòng, máy tính thì UPS Online còn có thể sử dụng cho hệ thống máy chủ, trung tâm dữ liệu (data center) và thậm chí là cả những thiết bị tải động cơ như quạt, máy bơm, v..v..

Các tính năng khác của UPS: 

Chống sét cho đường dây điện thoại hoặc đường Internet.
Giúp người sử dụng có thể an toàn hơn hoặc quản lý điện năng tốt hơn với máy tính.
Cổng giao tiếp với máy tính
Đèn LED hiển thị, âm báo, đèn LCD….

B. Các thông số kỹ thuật cần chú ý khi mua UPS:

1. Loại tải sử dụng cần đến UPS cấp nguồn
VD: máy vi tính, máy chủ, thiết bị y tế….
2. Điện áp hiện tại của khách hàng ?
VD: điện áp 1 pha? 3 pha? 1 chiều? xoay chiều?
3. Công suất tải là bao nhiêu? công suất của tải hoặc tổng công suất của các tải là bao nhiêu?
4. Công suất của bộ tích điện cần thiết cấp cho tải ,đơn vị là VA hay Watt.( công suất này phải lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của tải)
5. Sau khi mất điện lưới, thời gian lưu điện của bộ lưu điện cần thiết cấp cho tải.
Thông thường các thiết bị UPS ( ắc quy trong) có thời gian lưu điện đầy tải là: 5 -10′. Nếu quý khách muốn tăng thời gian lưu điện lên, quý khách có thể yêu cầu nhà cung cấp thiết kế thêm ắc phụ trợ.
6. Khoảng không gian hiện tại ?
Không gian để đặt UPS, nếu là UPS nhỏ thì không nhiều, nhưng nếu là những UPS có công suất lớn thì cần tính toán vị trí đặt UPS, cách âm….
7. Có máy phát điện hay không ?
Bạn cần xác định có kết hợp cùng máy phát điện không. VD: khi mất điện lưới, UPS sẽ cung cấp điện cho các thiết bị tải trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu như bạn kết hợp cùng máy phát điện thì sau khi mất điện, UPS sẽ cung cấp điện cho các thiết bị, đồng thời máy phát điện được khởi động để cung cấp điện cho các thiết bị qua UPS. Ưu điểm của sự kết hợp này là thời gian lưu điện của UPS không cần nhiều. Và nếu mất điện thời gian dài chúng ta vẫn có thể cấp điện cho các thiết bị bình thường.
8. Có yêu cầu chạy dự phòng không ?
Đối với các thiết bị tải quan trọng ( vd: thiết bị y tế), chúng ta cần có các thiết bị chạy dự phòng

Chọn UPS phù hợp

Xác định nhu cầu sử dụng, thời gian sử dụng và công suất toàn phần của thiết bị là những tiêu chí cần xem xét để chọn UPS phù hợp. Chẳng hạn với máy tính cá nhân dùng trong văn phòng hoặc gia đình thì chọn UPS dòng Offline. Với hệ thống máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu thì UPS Online là ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, nếu cần kéo dài thời gian sử dụng để có thể hoàn tất việc sao lưu hoặc tắt hệ thống đúng cách, bạn nên chọn UPS có khả năng mở rộng bằng ắc quy lưu điện (gắn trong hoặc gắn ngoài). Ngoài ra, một số UPS còn có phần mềm quản lý đi kèm giúp người dùng giám sát trạng thái hoạt động, quản lý UPS một cách linh hoạt và tin cậy hơn khi mất nguồn điện lưới.

Khi cần thêm thông tin và sự hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để có được những thông tin chính xác và cụ thể nhất!

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published.